Trong thời gian thử việc, công ty có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người thử việc?
2016-06-16 21:46:16 GMT+7
Bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng cho đối tượng nào?
Hỏi: Kính gửi luật sư Ecolaw. Công ty tôi nhờ quý luật sư tư vấn giúp về tình huống sau: Theo khoản 3 điều 186 Bộ luật LĐ 2012 thì: “3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định”. Theo chúng tôi hiểu, thì đối tượng mà điều luật muốn nói tới ở đây phải chăng là người thử việc. Hiện tại công ty chúng tôi không đóng BHXH bắt buộc cho đối tượng này và trong lương của họ giai đoạn thử việc cũng không có phần chi trả thêm như quy định tại điều luật bên trên. Và như vậy phải chăng là công ty chúng tôi đã thực hiện không đúng quy định của pháp luật? Và như vậy, sắp tới công ty chúng tôi sẽ đóng các khoản BHXH, BHTN, BHYT cho cả người thử việc thì đúng luật phải không ạ? Kính mong được giải đáp giúp. Chúng tôi xin chân thành cám ơn (Hoang Th.)
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Vấn đề bạn hỏi, tôi có ý kiến trao đổi như sau:
Trước hết, chúng ta cần phải phân định rõ người thử việc KHÔNG (hoặc CHƯA) phải là người lao động tại công ty – xét về mặt pháp luật. Vì giữa hai bên không tồn tại một hợp đồng lao động. Mà thực chất chỉ là hợp đồng/thỏa thuận thử việc.
Hợp đồng thử việc không ràng buộc với nhau giữa hai bên (công ty và người thử việc) về các vấn đề về quyền lợi, chế độ … giống như “người lao động” đúng nghĩa. Mà quyền lợi chính chỉ là thỏa thuận về tiền lương. Vấn đề này quy định rõ tại các điều 26, 27, 28 và 29 Bộ luật lao động.
Đặc biệt cần lưu ý, tại khoản 2 Điều 29 quy định “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước”. Chính điều này cho thấy mối quan hệ giữa hai bên trong giai đoạn thử việc là “lỏng lẻo”. Mỗi bên đều có quyền đơn phương “bỏ” bên kia. (Nguyên tắc “lỏng lẻo” này là cần thiết. Cũng chính là “quyền” của mỗi bên”).
Chính vì vậy, tôi cho rằng không có lý do gì công ty phải “ôm” vấn đề đóng BHXH hay quyền lợi cho người thử việc một cách không cần thiết. (dù rằng điều này luật không cấm. Nhưng cũng không bắt buộc). về mặt pháp luật, hiện cũng không thấy có quy định nào nói là bên sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người thử việc. Hay nói khác đi, là “người thử việc” làm việc theo chế độ “thử việc” không phải là đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo Luật bảo hiểm xã hội và Bộ luật lao động.
Tuy nhiên, sau khi người thử việc đã “đạt”, được chính thức ký hợp đồng lao động, thì công ty có thể xem xét và đóng BHXH cho người lao động, bao gồm cả thời gian thử việc cũng được – theo hướng “ưu ái” cho người lao động.
Ngoài ra, theo quan điểm của tôi, khi mời người vào thử việc, doanh nghiệp nên xây dựng và ký “Hợp đồng thử việc” với người thử việc. Trong hợp đồng thử việc nêu rõ các vấn đề về thời gian thử việc, tiền lương, quyền đơn phương hủy bỏ thỏa thuận thử việc … - Điều này không những đúng luật, mà sẽ bảo đảm chặt chẽ, an toàn hơn cho công ty.
Tóm lại, tôi cho rằng công ty bạn không đóng BHXH cho đối tượng “người thử việc” như lâu nay là không có gì sai. www.ecolaw.vn
..............
Luật sư Trần Hồng Phong trả lời:
Vấn đề bạn hỏi, tôi có ý kiến trao đổi như sau:
Trước hết, chúng ta cần phải phân định rõ người thử việc KHÔNG (hoặc CHƯA) phải là người lao động tại công ty – xét về mặt pháp luật. Vì giữa hai bên không tồn tại một hợp đồng lao động. Mà thực chất chỉ là hợp đồng/thỏa thuận thử việc.
Hợp đồng thử việc không ràng buộc với nhau giữa hai bên (công ty và người thử việc) về các vấn đề về quyền lợi, chế độ … giống như “người lao động” đúng nghĩa. Mà quyền lợi chính chỉ là thỏa thuận về tiền lương. Vấn đề này quy định rõ tại các điều 26, 27, 28 và 29 Bộ luật lao động.
Đặc biệt cần lưu ý, tại khoản 2 Điều 29 quy định “Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước”. Chính điều này cho thấy mối quan hệ giữa hai bên trong giai đoạn thử việc là “lỏng lẻo”. Mỗi bên đều có quyền đơn phương “bỏ” bên kia. (Nguyên tắc “lỏng lẻo” này là cần thiết. Cũng chính là “quyền” của mỗi bên”).
Chính vì vậy, tôi cho rằng không có lý do gì công ty phải “ôm” vấn đề đóng BHXH hay quyền lợi cho người thử việc một cách không cần thiết. (dù rằng điều này luật không cấm. Nhưng cũng không bắt buộc). về mặt pháp luật, hiện cũng không thấy có quy định nào nói là bên sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người thử việc. Hay nói khác đi, là “người thử việc” làm việc theo chế độ “thử việc” không phải là đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo Luật bảo hiểm xã hội và Bộ luật lao động.
Tuy nhiên, sau khi người thử việc đã “đạt”, được chính thức ký hợp đồng lao động, thì công ty có thể xem xét và đóng BHXH cho người lao động, bao gồm cả thời gian thử việc cũng được – theo hướng “ưu ái” cho người lao động.
Ngoài ra, theo quan điểm của tôi, khi mời người vào thử việc, doanh nghiệp nên xây dựng và ký “Hợp đồng thử việc” với người thử việc. Trong hợp đồng thử việc nêu rõ các vấn đề về thời gian thử việc, tiền lương, quyền đơn phương hủy bỏ thỏa thuận thử việc … - Điều này không những đúng luật, mà sẽ bảo đảm chặt chẽ, an toàn hơn cho công ty.
Tóm lại, tôi cho rằng công ty bạn không đóng BHXH cho đối tượng “người thử việc” như lâu nay là không có gì sai. www.ecolaw.vn
..............
Chuyên mục Luật sư tư vấn do các luật sư thuộc công ty luật hợp danh Ecolaw thực hiện. Quý vị hãy gửi câu hỏi theo địa chỉ email ecolaw2@gmail.com để được giải đáp hoàn toàn miễn phí - trừ trường hợp câu hỏi quá phức tạp hoặc không rõ ràng. Thông tin càng chi tiết, đầy đủ - nội dung tư vấn càng chính xác, hiệu quả. Phần lớn các câu hỏi - đáp (được mã hóa để bảo mật) sẽ được đăng trên website này nhằm mục đích phổ biến kiến thức pháp luật phổ thông cho mọi người. Lưu ý: Bài viết trên thuộc lĩnh vực "Lao động" |
Công ty luật hợp danh ECOLAW - địa chỉ tin cậy của mọi người! Email: ecolaw1@gmail.com – www.ecolaw.vn |
Bài xem nhiều
-
Tiền điện tử – xu thế tất yếu trong thương mại điện tử
- Cơ cấu, tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân
- Số giờ làm việc tối đa trong một tuần là bao nhiêu?
- Đơn tố giác bị đánh đập, làm nhục
- Luật cạnh tranh & những hành vi bị cấm
- Phạt vi phạm & bồi thường thiệt hại trong Dân sự, Thương mại & Xây dựng
- Hỏi về “quyền công dân” trong thời gian bị tạm giam
- Đã ly hôn, muốn đem con dưới 14 tuổi cùng đi xuất cảnh ra nước ngoài phải có sự đồng ý của chồng cũ
- Hợp đồng ủy quyền (đại diện cho cổ đông trong công ty cổ phần)
Bài liên quan
-
Hỏi về việc ký phụ lục hợp đồng khi thay đổi thông tin tài khoản
-
Vừa ký hợp đồng xong thì bị sếp bắt viết đơn xin nghỉ việc, giải quyết ra sao?
-
Quy định phạt 8% giá trị hợp đồng trong 3 tháng có đúng không?
-
Sơ thẩm 9 tháng tù giam, tôi có thể kháng cáo xin hưởng án treo?
-
Sống ở Hà Nội, phạm tội ở TP.HCM - án phí hình sự đóng ở đâu?
-
Không có giấy phép lái xe, gây tai nạn, pháp luật giải quyết thế nào?
-
Công ty cổ phần thành lập được 6 tháng, một cổ đông chưa góp cổ phần nay xin rút vốn, giải quyết ra sao?
-
Hỏi về việc xuất hóa đơn cho công ty hay chi nhánh
-
Hỏi về hóa đơn mua văn phòng phẩm
-
Hỏi về tính huống sửa tên công ty mẹ thành công ty con trên hợp đồng đã ký